''Bùng nổ'' thị trường bất động sản tại Nhơn Trạch

Với hàng loạt dự án quy mô lớn về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, vùng đang được triển khai, Đồng Nai trở thành một trong những địa phương có bất động sản “nóng” nhất khu vực phía Nam. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư thứ cấp đều đổ về đây mua bán, chuyển nhượng dự án dẫn đến thị trường bất động sản Đồng Nai trở nên bất ổn, giá đất bị đẩy cao ngất ngưởng vượt xa giá trị thực.

Bài 1: Đua nhau làm dự án khu dân cư

Khoảng 3 năm trở lại đây, Đồng Nai là nơi thu hút rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp (DN) đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (BĐS). Các DN đã bỏ ra từ vài trăm đến cả ngàn tỷ đồng để làm chủ đầu tư các khu dân cư trên địa bàn tỉnh thông qua mua bán cổ phần, hợp tác đầu tư, sang nhượng dự án, đấu giá.

images2367541_7a

Tập đoàn Taekwang hợp tác với Tập đoàn Daewoo E&C đầu tư khu dân cư Long Tân - Phú Hội (H.Nhơn Trạch). Ảnh: H.Giang

Theo UBND tỉnh, hiện Đồng Nai quy hoạch gần 350 dự án khu dân cư ở các huyện, thành phố. Địa phương có nhiều dự án là H.Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom và TP.Biên Hòa. Đây cũng là khu vực BĐS đang được nhiều nhà đầu tư trong nước, nước ngoài rất chú ý.

* Ồ ạt tìm đất Đồng Nai làm dự án

Hầu hết, các tập đoàn lớn trên lĩnh vực BĐS đều đã có mặt ở Đồng Nai và tham gia vào nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị lớn như: Novaland, Amata, Daewoo E&C, Nam Long, Đất Xanh, Kim Oanh, Sun Group, FLC, Thăng Long, DIC, VinaCapital, Vingroup, Taekwang... Những tập đoàn trên tham gia thông qua góp vốn đầu tư, mua lại cổ phần, chuyển nhượng với các chủ dự án.

Ông Yu Il, Quản lý bộ phận phát triển dự án Công ty TNHH Daewoo Engineering & Construction Việt Nam (thuộc Tập đoàn Daewoo E&C của Hàn Quốc) cho hay: “Công ty đang tiến hành các thủ tục để hợp tác với Tập đoàn Taekwang đầu tư khu dân cư Long Tân - Phú Hội (H.Nhơn Trạch) với tổng vốn hơn 5 ngàn tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần so với số vốn đăng ký ban đầu. Công ty chọn đầu tư vào dự án khu dân cư ở Đồng Nai vì đây là khu vực  BĐS

Trước đó, vụ chuyển nhượng dự án gây “sóng lớn” trên thị trường BĐS ở Đồng Nai là vào năm 2017, khi Tập đoàn VinaCapital thu về 65 triệu USD từ việc bán 72% cổ phần của dự án Lotus Đại Phước có diện tích gần 465ha, nằm trên địa bàn xã Đại Phước (H.Nhơn Trạch). Dự án trên đã được sang tay cho 2 DN khác làm chủ đầu tư và tiếp tục thực hiện.

Tiếp đến, tháng 11-2018, Tập đoàn Nam Long (TP.HCM) đã  góp vốn gần 1.230 tỷ đồng để thành lập Công ty TNHH MTV Paragon Đại Phước để làm chủ dự án khu đô thị 45ha ở cù lao thuộc xã Đại Phước (H.Nhơn Trạch). Sau đó, đến tháng 1-2019, Tập đoàn Nam Long đã bỏ ra 2,3 ngàn tỷ đồng mua lại 70% cổ phần của Công ty TNHH Thành phố Waterfont Đồng Nai. Với số cổ phần chi phối, Tập đoàn Nam Long đã trở thành chủ đầu tư dự án Khu đô thị Waterfont ở xã Long Hưng (TP.Biên Hòa) có diện tích 170ha.

Tập đoàn Novaland cũng nhìn ra những tiềm năng lớn từ lĩnh vực BĐS ở Đồng Nai, giữa năm 2018, tập đoàn này mua lại 100% cổ phần của Công ty TNHH Thành phố Aqua với giá trị 845 tỷ đồng và nghiễm nhiên trở thành chủ đầu tư dự án Aqua City rộng 300ha ở xã Long Hưng (TP.Biên Hòa). Tập đoàn Kim Oanh, Đất Xanh cũng nhận thực hiện một số dự án BĐS ở Đồng Nai thông qua hình thức hợp tác, chuyển nhượng dự án.

images2367542_7b

Tập đoàn Vingroup dự tính đầu tư khu dân cư cao cấp ven sông Đồng Nai (TP.Biên Hòa)

Ông Nguyễn Hồng Quế, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (Sở TN-MT) cho biết: “Gần 3 năm trở lại đây, nhiều DN sẵn sàng bỏ ra cả ngàn tỷ đồng để mua các khu đất đã được quy hoạch làm khu dân cư, thương mại dịch vụ ở Đồng Nai. Điều này dẫn đến thị trường nhà đất tại Đồng Nai “nóng” thêm, việc mua bán đất đai diễn ra nhiều hơn”.

Năm 2019, thị trường BĐS Đồng Nai thêm một lần “dậy sóng” với thông tin Tập đoàn Đất Xanh chi 3.060 tỷ đồng để sở hữu khu đất 92ha ở xã Long Đức và Tập đoàn Kim Oanh bỏ ra 1.270 tỷ đồng để đấu giá khu đất 50ha thuộc xã Bình Sơn (H.Long Thành). Đến cuối năm 2020, tỉnh đấu giá khu đất khoảng 21ha ở TP.Long Khánh được hơn 1,2 ngàn tỷ đồng và một khu đất 23ha ở H.Long Thành với số tiền 1,6 ngàn tỷ đồng. Cả hai khu đất trên đều được quy hoạch làm khu dân cư.

Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh cũng có gần 10 thương vụ chuyển nhượng, bán cổ phần, góp vốn các dự án khu dân cư giữa các DN.

* Nhiều “cơn sốt” đất

“Cơn sốt” đất ở Đồng Nai kéo dài liên tục hơn 3 năm nay và chưa có dấu hiệu lắng xuống là do các tập đoàn, DN sau khi triển khai các dự án BĐS trên địa bàn tỉnh đã “thổi” các thông tin về các dự án hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, vùng, tỉnh như: Sân bay Long Thành, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Liên Khương, cầu Cát Lái, các khu công nghiệp được quy hoạch, các quy hoạch liên quan đến các dự án lớn trên những lĩnh vực khác, quy hoạch về đô thị, giao thông... DN, nhà đầu tư thứ cấp đổ về Đồng Nai mua đi, bán lại đất đai thuộc các dự án, đất do cá nhân, hộ gia đình đứng tên ngày một nhiều. Trong đó, một số người đã kiếm lời lớn từ việc mua bán đất đai, khiến cho thị trường BĐS của tỉnh tiếp tục bất ổn. Giá đất bị đẩy lên khá cao so với giá trị thực.

Bà Trần Thị Hòa ở xã Bình Sơn (H.Long Thành) chia sẻ: “Cách đây 5 năm, đất trên địa bàn xã chỉ từ 500-800 triệu đồng/sào (1 sào 1 ngàn m2), nhưng 3 năm trở lại đây, dự án Sân bay Long Thành khởi động khiến đất “sốt” lên đến 2-3 tỷ đồng/sào. Người mua đất chủ yếu đến từ TP.HCM hoặc các tỉnh, thành khác và hầu hết mua để chờ lên giá sẽ bán ra”. Bên cạnh đó, giá đất ở hiện nay cũng tăng 30-100% so với 3 năm trước.

Lãnh đạo nhiều địa phương cho rằng, “cơn sốt” đất ở Đồng Nai gây ra các hệ lụy rất lớn cho tỉnh trong việc thực hiện các dự án đầu tư công để phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án đầu tư công sẽ bị kéo dài do người dân chưa đồng tình về giá bồi thường. 

Chủ tịch UBND TP.Long Khánh Phạm Việt Phương tỏ ra lo lắng: “Khu đất 23ha trên địa bàn thành phố đấu giá hơn 1,2 ngàn tỷ đồng lo nhiều hơn vui. Vì giá đất đai ở TP.Long Khánh sẽ bị những người đầu tư đẩy lên cao. Tới đây, các dự án về kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố phải thu hồi đất sẽ rất khó khăn, người dân có thể lấy giá đất đấu giá ra so bì với giá bồi thường”.

 Ngoài ra, giá đất trên địa bàn tỉnh bị đẩy lên quá cao cũng khiến các dự án không thuộc lĩnh vực BĐS bị ảnh hưởng nặng nề, do vốn đầu tư đội lên. Nhiều chủ dự án không đủ khả năng về tài chính để triển khai tiếp, kéo dài lộ trình thực hiện dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân trong vùng dự án và tăng trưởng kinh tế của các địa phương cũng bị chậm lại.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi, tỉnh đã đưa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030, hàng loạt khu đất có lợi thế bên cạnh các tuyến đường sẽ mở mới để đưa ra đấu giá. Nguồn vốn từ đấu giá đất sẽ được tỉnh đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Các khu đất đưa ra đấu giá phần lớn quy hoạch khu dân cư, thương mại dịch vụ.

Hương Giang

Xem tiếp bài 2: Nhiều dự án bán “lúa non”

Bài 2: Nhiều dự án bán 'lúa non'

Sau khi tiến hành khởi công xây dựng các khu dân cư, nhiều chủ đầu tư dự án đã bán 'lúa non' đất nền dự án bằng những hình thức khác nhau như: hợp đồng đặt cọc, hợp đồng giữ chỗ, hợp đồng góp vốn... để có vốn đầu tư tiếp hoặc nhanh chóng thu hồi vốn.

images2367892_7

Ngay sát trung tâm hành chính H.Nhơn Trạch, khu dân cư xã Phú Hội được chủ đầu tư làm móng xong nhượng lại đến nay gần 10 năm vẫn bỏ hoang. Ảnh: U.NHI

Căn cứ vào Luật Đất đai, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều trong Luật Đất đai thì điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất (sổ hồng) trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải đảm bảo hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai trong dự án... Thế nhưng, chủ đầu tư dự án hiếm khi thực hiện theo đúng quy định trên, thường tìm cách “lách luật” để bán đất nền, nhà ở trước khi hoàn thành các thủ tục đầu tư.

* Chưa hoàn thành thủ tục đã “nhanh tay” huy động vốn

Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021, trên địa bàn tỉnh có gần 350 dự án khu dân cư, khu đô thị ở các huyện, TP.Biên Hòa và TP.Long Khánh. Trong đó, có đến hơn 70% dự án khu dân cư, khu đô thị đã có chủ đầu tư 5-10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành. Từ năm 2018 đến nay, “cơn sốt” đất khu vực Đông Nam bộ đã khiến cho việc mua bán đất nền, nhà ở dự án ở Đồng Nai diễn ra sôi động hơn. Nhiều chủ đầu tư khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh khi vừa có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc tiến hành khởi công xây dựng dự án đã chuyển nhượng sản phẩm bằng hình thức cho nhà đầu tư thứ cấp ký hợp đồng đầu tư, đặt cọc, góp vốn, giữ chỗ.

Căn cứ vào Luật Đất đai, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều trong Luật Đất đai thì điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất (sổ hồng) trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải đảm bảo hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai trong dự án... Thế nhưng, chủ đầu tư dự án hiếm khi thực hiện theo đúng quy định trên, thường tìm cách “lách luật” để bán đất nền, nhà ở trước khi hoàn thành các thủ tục đầu tư.

* Chưa hoàn thành thủ tục đã “nhanh tay” huy động vốn

Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021, trên địa bàn tỉnh có gần 350 dự án khu dân cư, khu đô thị ở các huyện, TP.Biên Hòa và TP.Long Khánh. Trong đó, có đến hơn 70% dự án khu dân cư, khu đô thị đã có chủ đầu tư 5-10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành. Từ năm 2018 đến nay, “cơn sốt” đất khu vực Đông Nam bộ đã khiến cho việc mua bán đất nền, nhà ở dự án ở Đồng Nai diễn ra sôi động hơn. Nhiều chủ đầu tư khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh khi vừa có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc tiến hành khởi công xây dựng dự án đã chuyển nhượng sản phẩm bằng hình thức cho nhà đầu tư thứ cấp ký hợp đồng đầu tư, đặt cọc, góp vốn, giữ chỗ.

Ông Trần Văn Minh, xã Phước An (H.Nhơn Trạch) nói: “Trên địa bàn xã có những khu dân cư đã được đầu tư làm đường giao thông, kéo điện từ hơn 10 năm nay, nhưng hiện vẫn không thấy có người đến xây dựng nhà để sinh sống, dù dự án nằm gần trung tâm huyện. Đất đai bỏ hoang nhiều năm nhìn thấy rất lãng phí”.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đồng Nai, đất nền của những dự án trên đã được bán qua tay nhiều người và hầu hết là các nhà đầu tư đến từ TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh, thành khác trên cả nước. Nhiều căn biệt thự xây dựng thô dở dang đã qua tay 4-5 chủ nhân và chưa biết đến khi nào mới tìm được người có nhu cầu ở để hoàn thiện, đưa vào sử dụng. Có những dự án khu dân cư diện tích vài ha, xong cũng có dự án vài chục đến cả trăm ha đang bị bỏ hoang. Các địa phương có dự án khu dân cư bỏ hoang bị ảnh hưởng rất lớn vì không phát triển được kinh tế - xã hội.

Phó chủ tịch UBND H.Nhơn Trạch Nguyễn Thế Phong chia sẻ: “Các khu dân cư hoàn thành hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện chưa thu hút được người dân đến sinh sống là do người mua chỉ để đầu tư, hoặc các khu dân cư còn thiếu các tiện ích đi kèm, giao thông chưa kết nối thuận tiện. Tới đây, giao thông được kết nối, huyện sẽ mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào thương mại dịch vụ, các tiện ích khác để thu hút người dân đến sinh sống”.

Việc thu hút người dân vào các khu dân cư, khu đô thị đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật để sinh sống không dễ, đất nền trong dự án tương đối cao, từ 16-30 triệu đồng/m2. Tại các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, TP.Biên Hòa, nhu cầu về nhà ở rất lớn nhưng chủ yếu là người dân có thu nhập thấp nên sẽ ít người có đủ 1,5-3 tỷ đồng để mua một lô đất trong dự án.

images2367894_1_DA_Phuoc_An_1

Dự án khu dân cư ở xã Phước An xây dựng nhà biệt thự thô dở dang bán qua tay nhiều người nhưng vẫn bỏ hoang hơn 10 năm nay. Ảnh: U.NHI

Hiện tại, nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh đang được thi công xây dựng nhà liên kế, biệt thự, căn hộ chung cư, giá 5-20 tỷ đồng/căn, tùy vào vị trí. Đơn cử như dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn, dự án Thăng Long Home Hiệp Phước (H.Nhơn Trạch), dự án Aqua City, khu dân cư Bửu Long, Diamond Central (TP.Biên Hòa)... Với giá trên, rất ít người có nhu cầu về nhà ở thực sự có thể mua, khách hàng mua chủ yếu là đầu tư. Theo đó, các sản phẩm BĐS ở Đồng Nai rất nhiều với gần 350 dự án khu dân cư có diện tích khoảng 9,2 ngàn ha, nhưng cung không gặp cầu sẽ hình thành các khu dân cư, khu đô thị bỏ hoang.

Vì thế, thị trường BĐS ở Đồng Nai tuy sôi động, nhưng phần lớn là “lướt sóng”. Chủ đầu tư các dự án khu dân cư, khu đô thị đa số chỉ nhắm đến các sản phẩm trung bình hoặc cao cấp, trong khi những người dân ở Đồng Nai có nhu cầu ở thật lại cần đất nền, nhà ở giá rẻ. Điều này có thể dẫn đến việc trong tương lai, Đồng Nai sẽ có thêm nhiều khu dân cư, khu đô thị bỏ hoang, vì chủ đầu tư sau khi bán hết sản phẩm sẽ rút đi, nhà đầu tư thứ cấp sẽ mua đi bán lại kiếm lời do không có nhu cầu ở.

Nhiều người dân Đồng Nai bày tỏ băn khoăn về việc tới đây, hàng loạt khu đất “vàng” được đấu giá làm khu dân cư, khu đô thị cao cấp, nhưng người có nhu cầu ở thực không đủ khả năng mua, người mua chủ yếu “lướt sóng” đợi có lời sẽ bán. Nếu tỉnh không lường trước sự việc này để có giải pháp phù hợp, sẽ hình thành thêm nhiều khu dân cư, đô thị vắng người sinh sống. Như vậy sẽ không góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, tỉnh không giải quyết được nhu cầu về nhà ở ngày một nhiều của người lao động thu nhập thấp tại Đồng Nai.

Uyển Nhi: baodongnai.com.vn

Bài cuối: Quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản

hời gian qua, các dự án bất động sản (BĐS) tại Đồng Nai chưa được quản lý chặt chẽ nên vẫn còn xảy ra những vi phạm về đất đai, xây dựng, đầu tư, lộ trình thực hiện. Nếu không có những giải pháp quản lý tốt, tỉnh sẽ không khai thác được hiệu quả của các khu dân cư, khu đô thị.

images2368257_7

Khu dân cư Tân Thịnh (H.Trảng Bom) có gần 500 căn nhà xây dựng trái phép đang đợi xử lý. Ảnh: U.Nhi

Trên địa bàn tỉnh được quy hoạch gần 350 khu dân cư, khu đô thị để đáp ứng nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng. Tuy nhiên, đến đầu tháng 5-2021, số dự án BĐS tại Đồng Nai hoàn thành hạ tầng kỹ thuật đưa vào khai thác hiệu quả rất ít. Vì chủ dự án chỉ hướng đến các sản phẩm thuộc phân khúc trung bình, cao cấp, trong khi nhu cầu của đa số người dân ở Đồng Nai là giá rẻ.

* Nhiều dự án BĐS sai phạm

Theo quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư, các dự án được giới thiệu địa điểm đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư, nếu giao đất sau 2-4 năm không triển khai sẽ bị thu hồi dự án. Tại Đồng Nai có những dự án đã được cấp phép đầu tư 6-14 năm chưa hoàn thành vẫn còn khá nhiều. Trong đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến dự án BĐS kéo dài nhiều năm chưa xây dựng xong là do nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án, hoặc kéo dài thời gian làm các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng và tìm đối tác chuyển nhượng một phần hay cả dự án kiếm một khoản lợi nhuận thông qua hình thức chuyển nhượng dự án, hợp tác đầu tư, bán cổ phần... Nhiều doanh nghiệp (DN) nhận chuyển nhượng dự án BĐS ở Đồng Nai chưa chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật mà chủ yếu chờ thời cơ sang lại dự án hoặc đợi khi khu vực xung quanh giao thông kết nối hoàn thiện, giá đất tăng cao mới tiến hành xây dựng và bán sản phẩm.

Đầu năm 2021, khi vào làm việc với Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân lưu ý, Đồng Nai quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn tỉnh để tránh các trường hợp vi phạm về phân lô, bán nền đất nông nghiệp, xây dựng trái phép. Trong đó, chú ý đến các dự án BĐS, yêu cầu thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS...

Bà Vũ Thị Minh Châu, Chủ tịch UBND H.Trảng Bom cho biết: “Trên địa bàn huyện quy hoạch nhiều dự án khu dân cư đã và đang triển khai. Thời gian qua, công tác quản lý một số dự án BĐS chưa được chặt chẽ dẫn đến các chủ đầu tư vi phạm về đất đai, xây dựng. Huyện tiến hành rà soát lại các dự án trên địa bàn, đặc biệt là các dự án BĐS để hạn chế xuống mức thấp nhất các trường hợp vi phạm của chủ đầu tư”. Tại H.Trảng Bom thời gian qua, xảy ra một số vụ việc sai phạm nghiêm trọng liên quan đến đất đai như: Năm 2019, nhiều người dân mua đất nền dự án Gold Hill ở TT.Trảng Bom làm đơn kêu cứu gửi UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh về việc chủ đầu tư dự án là Công ty CP Bất động sản Đất Xanh không thực hiện đúng cam kết trong 9 tháng sẽ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vụ việc ầm ĩ kéo dài một thời gian mới giải quyết xong. Tiếp đến đầu năm 2020, tại H.Trảng Bom xảy ra vụ gần 500 căn biệt thự xây dựng trái phép thuộc khu dân cư Tân Thịnh do Công ty CP Đầu tư LDG làm chủ đầu tư, hiện nay chưa giải quyết dứt điểm.

Tương tự, tại TP.Biên Hòa cũng xảy ra trường hợp Dragon City ở P.Tam Phước; H.Nhơn Trạch có dự án khu nhà ở cho công nhân thuộc xã Phú Hội của Công ty TNHH Vạn Phúc... Thời gian qua, UBND TP.Biên Hòa xử lý kỷ luật hàng loạt cán bộ xã, phường liên quan đến việc quản lý để xảy ra sai phạm liên quan đến đất đai, xây dựng. 

Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa, TP.Biên Hòa đang cho rà soát lại tất cả các dự án BĐS trên địa bàn. Giao trách nhiệm trực tiếp cho chủ tịch UBND các phường, xã, nếu để xảy ra các vi phạm mới về đất đai, xây dựng sẽ xử lý kỷ luật. Vì vậy, tình trạng vi phạm về đất đai, xây dựng giảm hẳn so với những năm trước.

* Phải được xử lý nghiêm

Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021, trên địa bàn tỉnh tăng gần 40 dự án khu dân cư so với năm 2020. Trong đó, có nhiều dự án kéo dài 6-14 năm vẫn còn ngổn ngang, chưa hoàn thành và không thu hút được người dân đến sinh sống. Những khu dân cư vắng bóng người sẽ khiến cho các khu vực xung quanh không phát triển được, ảnh hưởng chung đến phát triển kinh tế của địa phương.

Phó chủ tịch UBND H.Nhơn Trạch Nguyễn Thế Phong cho biết: “Huyện đã cho rà soát lại hết các dự án BĐS trên địa bàn và tới đây sẽ kiến nghị tỉnh thu hồi hơn 10 dự án khu dân cư vì quá thời hạn quy định đã lâu mà không triển khai. Đồng thời, huyện tổng hợp những dự án BĐS trước đây được UBND tỉnh giới thiệu địa điểm cho DN, nhưng DN chưa thực hiện, nếu hết thời gian, dự án hết hiệu lực”.

Nhiều hộ dân bị quy hoạch đất trong những dự án BĐS kéo dài rất bức xúc, vì nhiều năm qua họ bị hạn chế quyền lợi của mình trên thửa đất, khó phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, có những gia đình con cái lớn, có muốn chia đất cho con làm nhà ở cũng không được. Hoặc nhà cửa xuống cấp, xin cấp phép xây dựng lại cũng bị từ chối vì vướng quy hoạch như một số khu dân cư ở P.Long Bình Tân (TP.Biên Hòa)...

Giám đốc Sở KH-ĐT Hồ Văn Hà khẳng định: “Tới đây, Sở sẽ phối hợp từng địa phương rà soát lại tất cả các dự án BĐS trên địa bàn tỉnh, những dự án nào quá hạn chưa triển khai sẽ đề nghị UBND tỉnh thu hồi. Còn các dự án cố tình kéo dài “chờ thời” sẽ được chấn chỉnh lại để thị trường BĐS ở Đồng Nai phát triển ổn định”.

Đồng Nai đã và sẽ quy hoạch nhiều khu đất đấu giá để lấy vốn đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng trên địa bàn tỉnh. Các khu đất đấu giá phần lớn được quy hoạch xây khu dân cư kết hợp với thương mại dịch vụ, theo quy định sau 4 năm không triển khai dự án sẽ bị thu hồi. Do đó, việc quản lý, giám sát các dự án BĐS thực hiện theo lộ trình rất cần thiết. Nếu các dự án BĐS được quản lý chặt, kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm sẽ giúp cho thị trường BĐS của tỉnh phát triển đúng theo yêu cầu của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng từng nhiều lần yêu cầu các sở, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ rà soát lại tất cả các dự án về BĐS. Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực triển khai dự án, cố tình kéo dài thì rút giấy phép đầu tư, mời gọi các DN có kinh nghiệm, tài chính thực hiện dự án. Quá trình các DN triển khai dự án giám sát chặt để tránh xảy ra các sai phạm.

Đồng Nai có nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị diện tích lớn từ 50-753ha được quy hoạch 6-12 năm, song đến nay, số dự án đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và có dân cư đến sinh sống đông đúc như kế hoạch rất ít. Đây là một lãng phí trong quy hoạch đất đai để phát triển kinh tế - xã hội.

Làm dự án “ma”, nhiều DN bị xử lý

BĐS ở Đồng Nai lên cơn sốt kéo dài hơn 3 năm qua  đã dẫn đến hậu quả là một số DN lợi dụng để vẽ quy hoạch, bán dự án “ma” lừa đảo người dân với số tiền lớn. Cụ thể cuối năm 2018, Công ty CP Bất động sản An Gia Lập Nghiệp tự vẽ quy hoạch rao bán đất nền dự án khu đô thị ở P.Tam Phước (TP.Biên Hòa), nhưng đây chỉ là khu đất nông nghiệp. Nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đã bị lừa mua với giá từ 550-700 triệu đồng/nền. Vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ và xử lý. Cuối năm 2019, Công ty CP Địa ốc Alibaba bị phát hiện bán 29 dự án “ma” ở Đồng Nai và khi mở rộng điều tra có thêm 9 công ty tiếp tay, giám đốc các công ty này bị tạm giam để điều tra vụ việc. Tuy nhiên, có gần 6 ngàn khách hàng bị lừa với số tiền hơn 2,3 ngàn tỷ đồng. Mới đây, Công an tỉnh bắt tạm giam 3 lãnh đạo Công ty CP Bất động sản nhà đất Đồng Nai vì liên quan đến việc tự vẽ ra 4 dự án khu dân cư là Happy Town 2, Happy Town 3, Green Town, Nice Town (H.Trảng Bom) và lừa bán cho người dân chiếm đoạt cả trăm tỷ đồng.

Uyển Nhi

Tin Nổi Bật
TIN MỚI ĐĂNG

Copyright © 2018 - All Rights Reserved. Design by Thiết kế web bds Zland

Hotline