Không phải TP HCM, thị trường này được kỳ vọng hút đầu tư BĐS thời gian tới
Cơ hội đầu tư BĐS vùng ven TP HCM
Tại buổi Talkshow "Khẩu vị nào cho nhà ở vùng ven" diễn ra sáng 23/10, chuyên gia Đinh Thế Hiển đánh giá các sản phẩm bất động sản (BĐS) lân cận có giá mềm hơn TP HCM, thị trường phát triển ổn định và phù hợp với mọi đối tượng. Thị trường này được hỗ trợ bởi các yếu tố thuận lợi về hạ tầng kết nối, tốc độ đô thị hóa nhanh. Với mức giá mềm, nhà đầu tư sở hữu khoảng 1 - 2 tỷ đồng là điều kiện thích hợp để đầu tư BĐS vùng ven TP HCM.
Cầu Nhơn Trạch - Đường vành đai 3 chuẩn bị khởi công ( BĐS Nhơn Trạch sẽ là tâm điểm )
Đồng tình với ông Hiển, chuyên gia Phan Công Chánh nhận định BĐS vùng ven có tỷ suất sinh lời cao và tốc độ tăng giá cũng cao hơn khu trung tâm TP HCM nhờ yếu tố "giá mềm". Để đầu tư vào thị trường vùng ven, ông Chánh cho rằng cần 4 yếu tố: pháp lý (có sổ đỏ), tính thanh khoản của sản phẩm, quy hoạch bài bản, khả năng tài chính (đầu tư trung và dài hạn, nguồn vốn ổn định, sử dụng đòn bẩy tài chính thấp, dưới 50% trong giai đoạn kinh tế ổn định và dưới 30% khi thị trường xáo trộn).
BĐS vùng ven TP HCM gồm các thị trường Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… Một số địa phương đã ghi nhận sự phục hồi trong tháng 9 sau giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo báo cáo của Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm (phản ánh nhu cầu) tại Bình Dương, Long An đều tăng 10% trong tháng 9. Dấu hiệu này tích cực hơn so với một số tỉnh khác như Đồng Nai hay Bà Rịa - Vũng Tàu và có thể hồi phục hoàn toàn như trước dịch vào tháng 12. Giá rao bán đất nền ở một số tỉnh trong 9 tháng đầu năm cũng tăng ở một số địa phương, như Bình Dương tăng 7%, Long An tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
Đường vành đai 3 hoàn thành sẽ đưa Nhơn Trạch phát triển vượt bậc
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định nếu như thị trường BĐS Bình Dương, Đồng Nai đã được định hình từ lâu thì Long An lại có những đặc điểm mới thu hút vốn đầu tư. Long An có vị trí chiến lược ngay cạnh TP HCM, chính quyền tỉnh có quyết tâm thu hút các nguồn lực, bao gồm dòng vốn FDI và triển khai nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Hiện tại, Long An là cơ hội đầu tư khi sản phẩm BĐS có giá mềm hơn Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM và sở hữu các sức hút lớn ở nhiều phân khúc như BĐS công nghiệp, nhà ở, khu đô thị...
Long An là địa phương trải qua đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 hết sức nặng nề. Tính đến nay, Long An có gần 34.000 ca nhiễm, xếp thứ 4 sau TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Tuy nhiên, Long An lại ghi nhận trong 9 tháng, số doanh nghiệp và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh so với cùng kỳ. Tỉnh này dẫn đầu thu hút FDI trên cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,6 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đăng ký.
Sau khi địa phương trở lại trạng thái bình thường mới, nhiều doanh nghiệp đã tiếp tục giới thiệu sản phẩm ra thị trường Long An như Tập đoàn Thắng Lợi khởi động giai đoạn 3 dự án The Sol City (Cần Giuộc) với gần 250 sản phẩm trong đợt này, Nam Long bàn giao phân khu Aquaria 2, ra mắt sản phẩm căn hộ giá rẻ tại dự án Southtgate (Bến Lức) ...
Ngoài ra, yếu tố hạ tầng giao thông kết nối giữa Long An và TP HCM cũng được đầu tư trong thời gian qua. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh này sẽ đầu tư xây dựng 8 công trình giao thông với tổng số vốn hơn 13.000 tỷ đồng. Nhiều công trình lớn được kỳ vọng khi hình thành sẽ tạo sự kết nối với các khu, cụm công nghiệp TP HCM, cảng quốc tế Long An… Đồng thời, Long An và TP HCM cũng có những dự án giao thông liên vùng lớn như Vành đai 4, tuyến metro số 3A, cao tốc Tân Sơn Nhất - Tân An...
Quỹ đất triển vọng vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngoài Long An, ông Sử Ngọc Khương cũng nhấn mạnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là cơ hội đầu tư trong tương lai. Bởi, khi quỹ đất từ TP HCM ra Bình Dương, Bình Thuận không còn nhiều thì phía ĐBSCL có nhiều triển vọng phát triển. Hiện, khu vực này có mật độ dân số cao, đóng góp GDP đáng kể, tính liên kết vùng tốt (đường thủy, đường bộ, đường sông)... Sắp tới, vùng này được đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng, thêm đường sắt TP HCM – Cần Thơ thì tính kết nối còn cao hơn. Tuy nhiên hiện nay, các tỉnh, thành phố tại ĐBSCL chưa có nguồn lực thu hút đầu tư dù có nhiều lợi thế . Các địa phương vùng này sở hữu quỹ đất tốt, chỉ cần khai thác các thế mạnh thì có thể gia tăng cơ hội đầu tư trong tương lai với các sản phẩm BĐS nhà ở đầy triển vọng.
Tại vùng ĐBSCL, Cần Thơ nổi lên như một địa chỉ thu hút đầu tư trong thời gian qua. Nhiều tập đoàn lớn đã nghiên cứu nhiều dự án có quy mô lớn như T&T Group, Sovico, Hòa Phát... Trong đó, T&T Group đang khảo sát, nghiên cứu 6 dự án khu đô thị tại quận Bình Thủy, Cái Răng, huyện Phong Điền với tổng diện tích 727 ha hay 2 dự án trung tâm logistics với diện tích trên 1.200 ha, 3 dự án khu công nghiệp gần 4.000 ha; 2 dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Tập đoàn Sovico khảo sát 2 dự án logistics và khu đô thị 2.650 ha. Dự án bao gồm Khu Logistic và Công nghiệp Hàng không Cần Thơ tại đường Võ Văn Kiệt, quận Bình Thủy, diện tích khoảng 1.650 ha, giai đoạn 1 khoảng 350 ha; Khu đô thị du lịch sinh thái Phong Điền, huyện Phong Điền, quy mô khoảng 1.000 ha.
Còn tập đoàn Hòa Phát nghiên cứu 3 dự án ở Cần Thơ, gồm Khu đô thị thương mại - dịch vụ cao cấp tại quận Bình Thủy, quy mô khoảng 452 ha; Khu đô thị thương mại - dịch vụ quận Cái Răng 88,2 ha; Khu đô thị thương mại - dịch vụ quy mô 6,24 ha tại quận Ninh Kiều...
> Đất nền khu đô thị Phước an - Long Thọ
Nguồn: NDH
Copyright © 2018 - All Rights Reserved. Design by Thiết kế web bds Zland