Sau giãn cách, nhiều nhà đầu tư 'ôm' đất cuống cuồng xả hàng

 

“Ôm” nhiều lô đất nền từ cơn sốt bất động sản hồi đầu năm 2021, nhiều nhà đầu tư đang đau đầu lên kế hoạch thoát hàng.

Anh Nguyễn Tú, nhà đầu tư ở Hà Nội chia sẻ, đầu năm 2021, thấy thị trường “sốt nóng”, anh đã ôm gần chục lô đất tại một dự án ở Hưng Yên. Tuy nhiên, sau khi bán được 1, 2 lô có lời thì thị trường chững lại. Đến đầu tháng 5/2021, dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát, Hà Nội và nhiều địa phương giãn cách khiến thị trường bất động sản gần như đóng băng.

Để có tiền đầu tư gần chục lô đất này, anh Tú đã cầm cố căn biệt thự đang ở trị giá hơn 10 tỷ đồng. Dịch bệnh kéo dài, anh đã cố gồng mình trả lãi ngân hàng suốt 3 - 4 tháng qua, mỗi tháng lên tới hàng chục triệu đồng.

Không đủ sức cầm cự, tôi quyết định bán đất. Nhưng giờ muốn bán nhanh cũng khó vì thị trường chưa khởi sắc, nhà đầu tư cũng chỉ mới bắt đầu trở lại nên tôi phải đợi thêm để tránh lỗ nặng”, anh Tú chia sẻ.

dat-2-11312377

Nhiều nhà đầu tư bất động sản khó thoát hàng vì thị trường đóng băng. (Ảnh minh họa).

Anh Nguyễn Thái có khoảng 20 sào đất ở thôn Dy, xã Minh Quang, Ba Vì. Anh Thái cho biết, nếu những ngày trước khu vực này luôn nườm nượp ô tô đi tìm mua đất thì sau giãn cách đã thưa vắng hẳn.

Khi giá đất nông nghiệp tăng chóng mặt, giá mua bán trao tay chỉ 40 triệu đồng/sào (360m2), sau đó cứ tăng dần lên tới 100 triệu, rồi 120 triệu đồng/sào, thậm chí có thời điểm là 450 triệu đồng/sào...rất nhiều người đã đổ về “ôm” đất với mục đích lướt sóng kiếm lời. Có những cụm hàng chục người ở thành phố kéo nhau về mua dọc một khu. Nhưng hiện nay, theo anh Thái chỉ còn 2 hộ ở lại, các các hộ khác đang đồng loạt rao bán.

"Đó hầu hết là đất của những nhà đầu tư và môi giới trước đây đã “ôm” nhưng không kịp “thoát” hàng thời điểm sốt nên bây giờ ráo riết tìm cách đẩy hàng, chào bán khắp nơi. Hiện tôi cũng nhờ bán mấy tháng nay nhưng gần như không có ai hỏi mua. Chấp nhận bán lỗ để thu hồi vốn về, nhưng cũng khó quá”, anh Thái chia sẻ.

Theo chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, suốt 4 tháng qua, nhiều nhà đầu tư phải gồng mình trả lãi vay ngân hàng chưa nói đến nhiều chi phí khác, nên việc họ có nhu cầu "xả hàng" bất động sản để giải quyết nhu cầu tài chính là điều dễ hiểu.

Ông Quang cho rằng, 10-20% nhà đầu tư muốn bán bất động sản sau dịch đa số là những người dùng đòn bẩy tài chính cao, sức chịu đựng gần như cạn trong mấy tháng dịch bệnh. Những người này chỉ mong thị trường phục hồi để bán được bất động sản.

Ông Nguyễn Minh Khang - Tổng giám đốc Công ty LDG Group - từng nói, sau mỗi cơn sốt đất đều có bàn tay của những nhóm cá mập tác động, tạo thị trường. Trong 100 người đua theo sốt đất thì 80 người “chết yểu”, chỉ tầm 20 người là thành công thoát ra.

Còn theo ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ, khi thị trường chững lại, thanh khoản giảm, việc bán bất động sản khó khăn nên giá bán chắc chắn phải giảm mới giao dịch được. 

Với các nhà đầu tư vốn tự có thấp, phải đi vay mượn thì phương án tối ưu là chấp nhận cắt lỗ, thậm chí cắt lỗ sâu để thoát hàng do áp lực lãi vay hàng ngày. Còn với những nhà đầu tư sử dụng vốn tự có, nếu đang nắm trong tay bất động sản tiềm năng tốt thì nên kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi thị trường phục hồi hoặc những yếu tố hạ tầng, quy hoạch được thực thi”, ông Toản đưa ra lời khuyên.

Các chuyên gia nhận định: Giá đất sẽ tăng mạnh từ năm 2022

Tại hội thảo “Triển vọng thị trường bất động sản sau dịch COVID-19”, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển R&D DKRA Vietnam, cho rằng, trong quý IV, giao dịch trên thị trường khó có thể tăng mạnh mà vẫn ổn định như quý III.

Tuy nhiên, bước sang năm 2022, áp lực tăng giá sẽ rất lớn bởi các lý do chính đã bắt đầu xuất hiện từ quý I/2021 (lạm phát, chi phí vật liệu xây dựng tăng, chi phí đầu vào tăng).

“Đặc biệt, từ quý II/2022, khi kinh tế phát triển mạnh trở lại, Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân cho cả trẻ em, thì bất động sản sẽ càng có đà tăng giá”, vị chuyên gia đưa ra dự báo.

Còn ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi, thì cho rằng giai đoạn từ 1/10 đến 17/1/2022 sẽ là thời điểm tăng trưởng trở lại của giá đất, với mức tăng khoảng 5-10%; giai đoạn 2 từ 18/1/2022 đến 15/2/2022; giai đoạn nghỉ ngơi sẽ rơi vào Tết Nguyên đán.

Từ 16/2/2022 đến 31/3/2022 sẽ là giai đoạn tăng trưởng dự đoán khoảng 10-15%. Nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ dừng lại nhưng nhà đầu tư lâu năm sẽ tích cực săn hàng.

Giai đoạn cuối cùng khoảng 120 ngày, thị trường có tâm thế giằng co và dự báo nhích nhẹ khoảng 5%. 

Nguồn: sưu tầm

Tin Nổi Bật
TIN MỚI ĐĂNG

Copyright © 2018 - All Rights Reserved. Design by Thiết kế web bds Zland

Hotline
Thông tin liên hệ
Họ tên *
Địa chỉ *
Điện thoại *
Email *
Tiêu đề *
+